Trẻ mầm non học tiếng Anh

Trẻ mầm non học tiếng Anh

Nhiều phụ huynh vì muốn con em có được sự phát triển sớm hơn các bạn cùng trang lứa. Do đó họ tự đặt ra các câu hỏi như: trẻ mầm non có học được tiếng Anh không? Cho con học tiếng Anh từ mẫu giáo có tốt không? Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non gồm những gì? Áp dụng các bài hát tiếng Anh cho trẻ mầm non như thế nào?… Sau đây, American Links xin giải đáp các thác mắc trên.

Trẻ học tiếng Anh mầm non
Trẻ học tiếng Anh mầm non

Học tiếng Anh độ tuổi mầm non liệu có khả thi?

Từ 2 đến 3 tuổi, trẻ em có khả năng tiếp thu được một ngôn ngữ song song với tiếng mẹ đẻ. Thời điểm này là lúc mà trẻ em nghe và bắt chước ngôn ngữ một các chính xác nhất. Nhờ vào việc tiếp thu ngôn ngữ mới, các bé có thể tiếp nhận nhiều ngôn ngữ cùng lúc mà không nhận thức được bản thân đang tự phát triển ngoại ngữ.

Ai cũng mong ước con cái mình sau này có được nhiều cơ hội phát triển bản thân trong tương lai. Sẽ là chuyện bình thường nếu phụ huynh mong muốn con mình tiếp xúc với Tiếng Anh càng sớm càng tốt. Bởi đây là ngoại ngữ phổ biến trên khắp thế giới.

Chỉ cần áp dụng đúng phương pháp rèn luyện hợp lý thì việc trẻ mầm non học và thành thạo tiếng Anh ở một mực độ tương đối là hoàn toàn khả thi.

Lợi ích khi trẻ mầm non học tiếng Anh sớm

Với lợi thế tiếp xúc tiếng Anh từ nhỏ, khả năng phát âm tiếng Anh của bé sẽ rất chuẩn. Nếu được đào tạo một cách đúng phương pháp và phù hợp thì trẻ có thể phát âm tốt như người sử dụng tiếng Anh bẩm sinh. Ngoài ra khả năng sử dụng tiếng Anh của trẻ sẽ tự nhiên hơn, linh động hơn so với việc học tiếng Anh bằng ý thức.

Những đứa trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ từ nhỏ sẽ tự hình thành cái gọi là tư duy ngoại ngữ bẩm sinh. Theo đó thông qua tư duy ngoại ngữ bẩm sinh, trẻ sẽ tự biết cách tạo dựng chiến lược học ngoại ngữ. Kết quả là có thể học ngoại ngữ thứ 2, thứ 3, … một cách đơn giản. Trong một xã hội đang hội nhập từng ngày như thời điểm hiện tại thì việc học được nhiều ngoại ngữ giống như một món quà trời ban vậy.

Do đó, phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non sớm là điều rất đáng khích lệ. Tuy nhiên cách dạy phải đúng đắn và phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Những ảnh hưởng tiêu cực nếu cho trẻ học tiếng Anh sai cách

Có một vài một vài quan niệm cho rằng trẻ học tiếng Anh càng sớm thì trẻ sẽ càng nhanh chóng học được môn ngoại ngữ này tốt hơn, dẫn đến nhiều phụ huynh đã cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ này từ quá sớm. Cụ thể có những ông bố bà mẹ cho con nghe tiếng Anh khi mới được vài tháng tuổi; điều này không có tác dụng giúp trẻ họ tiếng Anh nhanh hơn mà chỉ gây xáo trộn trong quãng thời gian phát triển của trẻ sơ sinh.

Có nguy cơ phản tác dụng

Ở độ tuổi mậu giáo, trẻ em phải được chạy nhảy nô đùa, tự do phát triển cơ thể và cái tôi cá nhân; Ép buộc trẻ em học tiếng Anh một cách không tự nguyện dẫn đến sự ác cảm về ngoại ngữ của trẻ ngày một tăng cao. Một khi trẻ đã không thích thì mọi nỗ lực ép trẻ học tiếng Anh đều sẽ bị trẻ chối bỏ hoặc tiếp thu một cách miễn cưỡng. Điều này dẫn đến lượng kiến thức tiêng Anh đều sẽ bị mai một theo thời gian

Những quan niệm sai lầm của người lớn về việc dạy tiếng Anh cho trẻ

Quan niệm đầu tiên:

Trẻ có nguy cơ cao bị rối loạn sử dụng ngôn ngữ do phải suy nghĩ sử dụng vài ngôn ngữ của cùng một lời nói

Một vài trẻ học ngoại ngữ có xu hướng lạm dụng hai loại ngôn ngữ vào một câu nói trong giao tiếp hàng ngày. Ví dụ: cái áo màu black, đây là cái car. Đây là dấu hiệu được gọi là “code switching”. Nhiều người lớn lầm tưởng rằng trẻ đang bị rối loạn ngôn ngữ, nghĩ đây là hiện tượng của chậm phát triển. 

Tuy nhiên, những nghiên cứu của các chuyên gia đến từ The Pennsylvania State University lại chứng minh điều ngược lại. Theo đó, hiện tượng “code switching” là một phản ứng rất tự nhiên trong quá trình phát triển ngôn ngữ của một trẻ mẫu giáo học song ngữ. Ngoài ra, nó thể hiện năng lực nhận thức và giao tiếp của người học và rằng não bộ của trẻ hoàn toàn phân biệt rất tốt các ngôn ngữ mà trẻ được tiếp xúc.

Trong khi nói, phản ứng tự nhiên của trẻ sẽ sử dụng từ vựng nào mà trẻ cảm thấy được xuất nhiều hơn xung quanh mình. Chính vì vậy, nếu trẻ tiếp xúc quá nhiều tiếng Anh mà không có cơ hội thực hành với tiếng Việt, trẻ sẽ sử dụng tiếng Anh nhiều hơn.

Hiện tượng “code switching” hoàn toàn không phải là triệu chúng bệnh lý để khẳng định trẻ bị “rối loạn ngôn ngữ”. Chỉ cần sau một khoản thời gian nhất định, khi mà trẻ tự nhận thức được 2 ngôn ngữ khác nhau thì hiện tượng “code switching” sẽ biến mất

Quan niệm thứ 2:

Trẻ mẫu giáo học tiếng Anh sớm sẽ chậm nói tiếng Việt

Chưa có nghiên cứu khoa học nào nói rằng việc cho trẻ mẫu giáo học ngoại ngữ thì tăng nguy cơ của việc chậm phát triển trong giao tiếp tiếng mẹ đẻ của trẻ. Và cũng không hề tồn tại một nghiên cứu khoa học nào nói rằng việc chuyển từ học song ngữ sang học duy nhất ngôn ngữ sẽ hạn chế các nguy cơ của hiện tượng chậm phát triển ngôn ngữ.

Thực tế các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, ngay cả đối với trẻ bị mắc bệnh Down hay đang gặp rối loạn ngôn ngữ thì vẫn hoàn toàn có thể sử dụng song ngữ. Chỉ có điều những trẻ như vây học chậm hơn và khó lòng đạt đến mức độ thông thạo nếu so sánh với các bạn bình thường khác . Do đó sự phát triển ngôn ngữ của trẻ không phụ thuộc vào số lượng ngôn ngữ mà trẻ được tiếp xúc.

Lưu ý nếu muốn dạy trẻ học ngoại ngữ sớm

  • Áp dụng phương pháp học phù hợp: Mỗi độ tuổi sẽ có một phương pháp khác nhau. Việc xác định được đúng phương pháp hỗ trợ trẻ tiếp thu nhanh hơn và không làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển ngôn ngữ.
  • Phân biệt rõ ràng giữa hai ngôn ngữ: Cha mẹ nên phân định rõ lúc nào thì dùng tiếng Việt, lúc nào sử dụng tiếng Anh. Sự phân chia này sẽ hạn chế được tình trạng “code switching”
  • Cho trẻ học xen kẽ với các trò chơi, hoạt động thích hợp với thời gian hợp lý. Việc ép học không bao giờ là thích hợp. Sẽ dễ làm ảnh hưởng đến tâm lý và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn. Hoặc tham khảo các bài hát tiếng Anh cho trẻ mầm non. Đôi khi một bộ phim hoạt hình song ngữ cũng có tác dụng rất tốt.
  • Yêu cầu sự chính xác trong phát âm ngay từ đầu. Việc quan tâm đến chất lượng nguồn tư liệu hỗ trợ phát âm rất quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ tiếng Anh sau này của trẻ.
  • Thông thường trẻ cần 2 năm để có thể nói tiếng mẹ đẻ một cách rõ ràng. Và đối với ngôn ngữ khác cũng cần khoản thời gian tương tự hoặc hơn. Vậy phụ huynh không được thiếu kiên nhẫn, hay đặt ra giới hạn thời gian cho con.
Bài hát tiếng Anh cho trẻ mầm non
Bài hát tiếng Anh cho trẻ mầm non

Các phương pháp cơ bản để dạy cho trẻ mầm non học tiếng Anh

Từ các lưu ý ở mục trước, American Links hy vọng phụ huynh hãy hiểu rằng: dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo nguồn tiếng Anh buộc phải chuẩn; băng đĩa, giáo viên giảng dạy, phim ảnh, âm nhạc… phải đúng theo cách phát âm của người bản xứ. Nếu trẻ học được cách phát âm sai ngay trừ đầu thì sau này sẽ rất khó để sửa lại. Với sự phát triển của mạng xã hội thì không khó để tìm các nguồn tiếng anh cho trẻ em trên YouTube; đó có thể là bài hát tiếng Anh cho trẻ mầm non với nhịp điệu vui vẻ.

Phương pháp thứ 1 – Xác định từ đầu rằng đang chơi cùng trẻ hơn là đang dạy học

Đừng bắt đầu cho trẻ tiếp xúc tiếng Anh thông qua một giáo trình nào đó. Thay vào đó hãy tạo ra một sân chơi tiếng Anh đa dạng nhiều màu sắc cho trẻ. Bạn hãy dạy cho bé phải làm sao để làm chủ sân chơi đó và bổ sung từ từ các hoạt động khác nhau tùy vào theo năng lực tiếp thu của của trẻ.

 

Phương pháp thứ 2 – Ưu tiên hoạt động, hình ảnh hơn là lý thuyết khô khan

Sử dụng các hình ảnh minh họa sinh động, trò chơi tiếng Anh cho trẻ em, bài hát, diễn kịch… đều là những hoạt động giúp trẻ tiếp nhận ngôn ngữ một cách tốt nhất. Không những thế , còn giúp cho trẻ trở xây dựng cái tôi riêng cho mình.

 

Phương pháp thứ 3 – Ưu tiên kỹ năng nghe, nói nhiều hơn viết

Thực tế cho thấy kỹ năng nghe được phát triển đầu tiên trong tổng số 3 kỹ năng vàng trong ngôn ngữ. Chỉ cần kỹ năng nghe tốt nó sẽ tự kéo kỹ năng nói lên. Khi kỹ năng nói được cải thiện, sẽ củng cố tâm lý tự tin hơn khi nói tiếng Anh. Nghe tốt, phát âm chuẩn thì sẽ dẫn đến đọc tốt, giúp cho việc viết tiếng Anh sau này cũng dễ dàng hơn. Do vậy ngay từ đầu chúng ta hãy giúp trẻ nghe phát ẩm tiếng Anh một cách chính xác nhất.

 

Phương pháp thứ 4 – Phân biệt rạch ròi tiếng mẹ đẻ với tiếng Anh

Mặc dù đây là giai đoạn mà trẻ nhận thức ngôn ngữ mới hoàn hảo nhất. Tuy nhiên nếu như cách dạy song ngữ của bạn không phù hợp sẽ dễ khiến trẻ nhầm lẫn, nói lẫn lộn. Vì vậy hãy giúp trẻ nhận thức rõ ràng đâu là tiếng Anh, đâu là tiếng Việt. Không được sử dụng cả 2 ngôn ngữ trong cùng một câu nửa nạc nửa mỡ.

 

Phương pháp thứ 5 Sự khích lệ là động lực chính của trẻ

Trẻ con luôn tìm kiếm sự công nhận từ người lớn, thích được động viên và khen thưởng. Vì vậy, sau mỗi lần trẻ đạt được thành tựu nào đó hãy động viên con trẻ bằng những lời nói khích lệ; thưởng những món quà nhỏ hoặc cho trẻ những điểm số cao. Những điều này sẽ tạo động lực tinh thần cho trẻ để trẻ cố gắng học tốt.

 

Phương pháp thứ 6 – Đề cao sự kiên trì dạy ngoại ngữ – có công mài sắt có ngày nên kim

Học ngoại ngữ là công việc không hề dễ, không chỉ đòi hỏi nhận thức của trẻ phải tốt mà còn cả sự kiên trì của bố mẹ và thầy cô . Đừng thiếu kiên nhẫn muốn có kết quả ngay vì học ngôn ngữ là công việc lâu dài.

 

Rate this post
Call Us Now