Một trong các sai lầm của người học tiếng Anh để thi TOEIC đó là chỉ tập trong vào luyện đề mà không xây dựng cho mình một nền tảng ngữ pháp TOEIC vững chắc. Ngữ pháp TOEIC được coi là nền móng giúp cho bạn chinh phục được số điểm cao trong bài thi TOEIC. Cùng American Links tìm hiểu bài viết sau để góp nhặt từng mảnh kiến thức giúp bạn tự tin làm bài thi TOEIC thực chiến.

Mục lục bài viết
- Thì tiếng Anh (Tenses)
- Dạng thức của động từ (gerund and infinitive)
- Động từ khuyết thiếu (modal verbs)
- Câu so sánh (comparison)
- Câu bị động (Passive voice)
- Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ (Subject – Verb agreement)
- Câu điều kiện (Conditional sentences)
- Mệnh đề (Clause)
- Câu giả định (Subjunctive)
- Quá khứ phân từ (Past participle), hiện tại phân từ (Present participle)
- Loại câu hỏi thường xuất hiện trong tiếng Anh (The question)
- Từ loại (Parts of speech)
- Lời kết
Thì tiếng Anh (Tenses)
Đối với ngữ pháp TOEIC nói riêng và ngữ pháp tiếng Anh nói chung, việc nắm rõ các thì là yêu cầu bắt buộc trong việc xây dựng nền tảng ngữ pháp. Thì trong tiếng Anh là biến đổi động từ để có thêm nét nghĩa về thời gian cho động từ đó. Dựa vào thì, người học có thể biết động từ trong câu xảy ra trong thời gian nào.
Thì trong tiếng Anh được chia làm 3 thì chính đó là: thì qua khứ, thì hiện tại và thì tương lai.
Trong mỗi thì ta có 4 thể (aspect) bao gồm: thể đơn, thể tiếp diễn, thể hoàn thành và thể hoàn thành tiếp diễn.

Tổng cộng có tất cả 12 thì trong tiếng Anh, chi tiết như sau:
Thì hiện tại (Simple tense)
- Hiện tại đơn (Present simple)
- Hiện tại tiếp diễn (Present progressive)
- Hiện tại hoàn thành (Present perfect)
- HIện tại hoàn thành tiếp diễn (Present perfect progressive)
Thì quá khứ (Past tense)
- Quá khứ đơn (Past simple)
- Quá khứ tiếp diễn (Past progressive)
- Quá khứ hoàn thành (Past perfect)
- Quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Past perfect progressive)
Thì tương lai (Future tense)
- Tương lai đơn (Future simple)
- Tương lai tiếp diễn (Future progressive)
- Tương lai hoàn thành (Future perfect)
- Tương lai hoàn thành tiếp diễn (Future perfect progressive)
Dạng thức của động từ (gerund and infinitive)
Đây là một phần kiến thức không thể thiếu trong quá trình ôn tập ngữ pháp TOEIC. Các giám khảo chấm thi đánh giá cực kỳ cao cho những bạn sử dụng thành thạo động từ nguyên thể và danh động từ trong bài thi. Bởi vì đây là một chủ điểm ngữ pháp khó, yêu cầu bạn phải dành thời gian luyện tập thì mới có thể dùng chúng thành thạo được.
Trong ngữ pháp TOEIC có hai dạng thức của động từ thường hay gặp nhất đó là:
- To-infinitive (to V – động từ nguyên thể có chứa “to”)
- Gerund (V-ing – danh động từ)
“To V” có thể làm chủ ngữ, tân ngữ hoặc bổ ngữ ở trong câu.
Ví dụ:
- To become a singer was my dream. (Trở thành một ca sĩ từng là ước mơ của tôi)
- She decided to confess. (Cô ấy quyết định tỏ tình.)
- What you need to do now is to apologize to dad. (Điều em cần làm bây giờ là đi xin lỗi bố.)
“V-ing” là động từ có đuôi “ing”, có chức năng như một danh từ trong câu.
Ví dụ:
- Becoming a singer was my dream. (Trở thành một ca sĩ từng là ước mơ của tôi.)
- Her going to work late was the reason why she got fired after 1 month. (Việc đi làm muộn là lý do khiến cô ấy bị sa thải sau 1 tháng.)
- He is really good at making people around his comfortable. (Anh ấy thực sự giỏi trong việc làm cho mọi người xung quanh cảm thấy thoải mái.)
Động từ khuyết thiếu (modal verbs)
Được gọi là động từ khuyết thiếu bởi vì chúng không có đầy đủ các chức năng, tính chất như động từ thường. Chúng chỉ được dùng nhằm bổ nghĩa cho động từ thường, không được sử dụng làm động từ chính ở trong câu.
Một số động từ khuyết thiếu thường hay gặp:
- Can, Could: có thể làm gì
- May, Might: có lẽ làm gì
- Must, Have to: phải làm gì
- Will, Would: sẽ làm gì
- Shall, Should, Ought to: nên làm gì
Modal verbs + V nguyên thể
Ví dụ: You should go to bed early and shouldn’t scroll Facebook videos before sleeping. (Bạn nên đi ngủ sớm và không nên lướt Facebook trước khi đi ngủ.)
Ngoài những động từ khuyết thiếu còn có động từ bán khuyết thiếu (Semi modal verbs). Ngoài chức năng bổ nghĩa cho động từ thường như động từ khuyết thiếu thì các động từ bán khuyết thiếu có thể được dùng làm động từ chính ở trong câu.
Có 3 động từ bán khuyết thiếu phổ biến nhất đó là: Dare, Need, Used to.
Ví dụ:
- Dùng để bổ nghĩa cho động từ thường: She needn’t go to school on Saturday. (Cô ấy không cần phải đến trường vào thứ Bảy.)
- Dùng như động từ chính ở trong câu: He doesn’t need to go to library on monday. (Anh ấy không cần phải đến thư viện vào thứ Hai.)
Câu so sánh (comparison)
Có 3 dạng so sánh chính trong tiếng Anh đó là: so sánh bằng, so sánh nhất và so sánh hơn.
So sánh bằng: Thể hiện việc so sánh giữa các sự vật và sự việc ở cấp độ ngang bằng với nhau.
Cấu trúc:
To be / V + as + adj + as
Ví dụ: He is as short as his sister. (Anh ấy thấp như chị gái anh ấy)
So sánh nhất: Dạng so sánh này được dùng đối với người / vật để chỉ đối tượng đó và thường có tính chất khác biệt đối với các đối tượng ở cùng một nhóm (ít nhất 3 đối tượng).
Cấu trúc:
To be / V + the + tính từ ngắn – est
To be / V + the + most + tính từ dài
Ví dụ: He is the tallest of the three brothers. (Anh ấy là người cao nhất trong ba anh em.)
So sánh hơn: Là dạng so sánh giữa hai hay nhiều người / vật với nhau về một hay nhiều tiêu chí, trong số đó có một vật đạt được tiêu chí đề ra phù hợp nhất với những vật còn lại.
Cấu trúc:
To be / V + tính từ ngắn – er + than
To be / V + more + tính từ dài + than
Ví dụ: He is taller than both of his brothers. (Anh ấy cao hơn cả hai anh em của mình.)
Tìm hiểu thêm: So sánh hơn và so sánh nhất trong tiếng Anh
Câu bị động (Passive voice)
Câu bị động trong tiếng Anh được dùng với mục đích nhấn mạnh vào đối tượng chịu tác dụng của hành động đó. Lưu ý là thì của câu bị động luôn phải tuân theo thì của câu chủ động.
Những trường hợp cần dùng câu bị động:
Trường hợp 1: Khi cần nhấn mạnh một vật hoặc một người bị chịu tác động của một hành động khác lên đó.
Ví dụ: Vegetable were planted by the gardener. (Rau do người làm vườn trồng.)
Trường hợp 2: Khi không biết người hoặc cái gì thực hiện hành động không quan trọng.
Ví dụ: Someone stole my wallet from my pocket. (Ai đó đã lấy trộm ví trong túi tôi.)
Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ (Subject – Verb agreement)
Việc lựa chọn để dùng động từ số ít hay số nhiều để dùng với chủ ngữ được gọi là sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ. Thường thì chủ ngữ số ít đi với động từ số ít và chủ ngữ số nhiều đi với động từ số nhiều. Động từ thêm “s/es” thông thường đó là động từ số ít. Ví dụ:
- Those flowers bloom in the spring. (Những bông hoa này nở rộ vào mùa xuân.)
- There is a pen, some books and a rubber on the table.
Câu điều kiện (Conditional sentences)
Câu điều kiện trong tiếng Anh thường được dùng để diễn đạt hay giải thích về một sự việc nào đó có thể sẽ xảy ra khi mà điều kiện nhắc đến xảy ra. Hầu hết các câu điều kiện đều chưa “if”. Một câu điều kiện bao gồm 2 mệnh đề đó là mệnh đề chính (mệnh đề kết quả) và mệnh đề chứa “if” (mệnh đề điều kiện hay mệnh đề phụ).
Thường thì mệnh đề chính đứng trước và mệnh đề phụ đứng sau. Tuy nhiên chúng ta có thể đảo mệnh đề phụ lên đầu và thêm dấu phảy vào sau mệnh đề phụ để ngăn cách giữa hai mệnh đề.
Ví dụ:
- If the weather is nice, I will go to Da Lat tomorrow. (Nếu thời tiết đẹp, tôi sẽ đi Đà Lạt vào ngày mai.)
- If I were you, I would buy that Ipad (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ mua chiếc ipad đó.)

Tìm hiểu chi tiết về: Câu điều kiện loại 0, 1, 2, 3 trong tiếng Anh
Tìm hiểu thêm: Câu điều kiện hỗn hợp
Mệnh đề (Clause)
Mệnh đề thường là một câu đơn. Câu hoàn chỉnh có thể được tạo thành từ một mệnh đề (câu đơn) hay nhiều mệnh đề (câu ghép).
Có tất cả 2 loại mệnh đề trong tiếng Anh:
- Mệnh đề độc lập (independent clause): có thể đứng một mình như là một câu độc lập hoặc kết hợp với mệnh đề khác để tạo thành một câu hoàn chỉnh.
- Mệnh đề phụ thuộc (dependent clause): tuy có đủ chủ ngữ, động từ nhưng chúng vẫn không được xem là một câu hoàn chỉnh khi đứng một mình (sentence fragment).
Ví dụ:
- He became a scholar. (Anh ấy đã trở thành một học giả.)
- Although his family couldn’t afford his an education, he became a scholar. (Mặc dù gia đình không đủ điều kiện cho anh đi học nhưng anh đã trở thành một học giả.)
Lưu ý: Mệnh đề phụ thuộc được chia ra thành
- Mệnh đề danh từ: có thể là chủ ngữ, tân ngữ và có thể bổ nghĩa cho động từ trong câu.
Ví dụ: That he failed the entrance exam was a shock to his family. (Chuyện anh ta đã trượt kì thi đại học là một cú sốc đối với gia đình.)
- Mệnh đề trạng ngữ: bổ nghĩa cho mệnh đề độc lập về mặt nguyên nhân, kết quả, nơi chốn, thời gian, cách thức…
Ví dụ: Because he practices hard, he passed the final test. (Bởi vì anh ấy tập luyện chăm chỉ, anh đã vượt qua bài kiểm tra cuối kỳ.)
- Mệnh đề tính từ: mệnh đề tính từ là mệnh đề quan hệ, bổ nghĩa cho danh từ, đại từ được đặt ngay sau danh từ hay đại từ mà nó bổ nghĩa.
Ví dụ: The beautiful girl who is standing over there is my wife. (Người con gái xinh đẹp đang đứng ở kia chính là vợ của tôi.)
- Mệnh đề điều kiện: Dùng để đặt điều kiện hoặc để đặt giả thiết cho một tình huống không chắc sẽ diễn ra (được gọi là “mệnh đề If”).
Ví dụ: If I were you, I will pay more attention to my health. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ chú ý sức khỏe hơn.)
Tìm hiểu thêm về mệnh đề quan hệ
Câu giả định (Subjunctive)
Câu giả định hay còn có tên gọi khác là câu cầu khiến là loại câu dùng khi người nói mong muốn ai đó làm một việc gì đó và chỉ mang tính chất cầu khiến chứ không mang tính ép buộc như câu mệnh lệnh.\
Câu giả định trong tiếng Anh bao gồm 3 dạng chính:
Hiện tại giả định (Present subjunctive)
Cấu trúc:
S + V (trong thể Subjunctive) + that + S + (not) V Nguyên thể
It is/was + adj (trong thể Subjunctive) + that + S + (not) V Nguyên thể
Trong đó:
- V (trong thể Subjunctive): advise, request, order, suggest, recommend,…
- Adj (trong thể Subjunctive): important, imperative, advisable, recommended, essential, necessary, …
Ví dụ:
- The doctor advised that he stop going to bed at 1a.m. (Bác sĩ khuyên anh ta nên ngừng việc đi ngủ lúc 1 giờ sáng.)
- It is essential that she not stay up late. (Điều cần thiết là cô ấy không thức khuya.)
Quá khứ giả định (Past subjunctive)
Được sử dụng trong mệnh đề phụ thuộc “if” nhằm diễn tả một điều không có thật trong hiện tại (thuộc câu điều kiện loại 2).
Cấu trúc:
If + S + V (quá khứ đơn),…
Ngoài ra, thể Quá khứ giả định còn xuất hiện ở các cấu trúc như: if only, wish, it’s high/about time, as if/ as though, would rather/ would sooner,
Quá khứ hoàn thành giả định (Past perfect subjunctive)
Được sử dụng trong mệnh đề phụ thuộc “If…” nhằm diễn tả một điều không có thật trong quá khứ (thuộc câu điều kiện loại 3).
Cấu trúc:
If + S + V (quá khứ hoàn thành),…
Quá khứ phân từ (Past participle), hiện tại phân từ (Present participle)
Hiện tại phân từ (thêm đuôi “V-ing” vào sau động từ). Hiện tại phân từ còn được gọi là danh động từ và được thành lập bằng cách thêm ”-ing” vào phía sau động từ. Ví dụ:
- My job is boring. (Công việc tôi làm thật nhàm chán.)
- The song was disappointing. I expected it to be better. (Bài hát thật đáng thất vọng. Tôi đã mong đợi nó sẽ tốt hơn.)
Quá khứ phân từ (thêm đuôi ”-ed” vào sau động từ). Ví dụ:
- Everyone was very surprised that she passed the examination. (Mọi người đều rất ngạc nhiên khi cô ấy vượt qua kỳ thi.)
- It was quite surprising that she passed the interview. (Thật ngạc nhiên khi cô ấy đã vượt qua cuộc phỏng vấn.)
Loại câu hỏi thường xuất hiện trong tiếng Anh (The question)
Kiến thức ngữ pháp TOEIC về những loại câu hỏi trong Tiếng Anh thường xuất hiện rất nhiều trong bài thi TOEIC, đặc biệt là phần Listening. Chính vì thế các bạn cần ôn tập thật kỹ về dạng kiến thức này để có thể tự tin đạt điểm cao nhé!
- Câu hỏi Yes/ No.
- Câu hỏi nhằm lấy thông tin (information question)
- Who hoặc What: câu hỏi chủ ngữ
- What hoặc Whom: câu hỏi đối tượng tân ngữ
- When, Where, How, Why: Câu hỏi bổ ngữ nghĩa
- Câu hỏi phức (còn được gọi là embedded question)
- Câu hỏi đuôi (tag questions)
Từ loại (Parts of speech)
Phần kiến thức về các từ loại tiếng Anh cũng rất quan trọng khi các bạn ôn tập ngữ pháp TOEIC. Các bạn cần lưu tâm các từ loại chính sau:
- Noun (danh từ)
- Verb (động từ)
- Adjective (tính từ)
- Adverb (trạng từ)
- Pronoun (đại từ)
- Preposition (giới từ)
- Conjunction (sự liên kết)
- Determiner (xác định)
- Exclamation (cảm thán)
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn kiến thức về ngữ pháp TOEIC chi tiết. Hy vọng với sự giúp đỡ của hệ thống kiến thức này các bạn sẽ tự xây dựng lên cho mình một nền tảng ngữ pháp TOEIC vững chắc từ đó có thể chinh phục được điểm số cao của bài thi TOEIC. Chúc các bạn học tập tốt!
Tìm hiểu thêm:
Khi xin việc cần bao nhiêu TOEIC
Cấu trúc đề thi TOEIC mới 2024