Câu mệnh lệnh (Imperative Sentences) trong tiếng Anh còn được gọi là câu chỉ thị, yêu cầu có vai trò quan trọng ở cả văn nói lẫn văn viết. Chúng sử dụng để sai khiến, yêu cầu hoặc đề nghị (không nhất thiết phải là một người mà có thể là một 1 trợ lý ảo). Vậy, cấu trúc của câu mệnh lệnh là gì? Có các loại câu mệnh lệnh nào trong tiếng Anh? Cùng American Links đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Câu mệnh lệnh là gì?

Câu mệnh lệnh (Imperative Sentences) là câu dùng để đưa ra sự yêu cầu, đề nghị hoặc những lời khuyên. Câu mệnh lệnh thường không có chủ ngữ và có thể kết thúc bằng dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm (.) tùy thuộc vào cách truyền đại của người nói.
Ví dụ:
- Keep silence (Giữ im lặng)
- Open the door, John. (Mở cửa ra đi, John)
Các loại câu mệnh lệnh trong tiếng Anh
Câu mệnh lệnh trong tiếng Anh được phân thành nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau:
1. Câu mệnh lệnh trực tiếp
Câu mệnh lệnh, yêu cầu thông thường: Đây là dạng phổ biến nhất, thường không cần chủ ngữ mà chỉ sử dụng động từ nguyên thể để yêu cầu người nghe thực hiện một hành động.
- Ví dụ: Wake up and do my laundry! (Thức dậy và giặt quần áo cho anh đi!)
Câu mệnh lệnh, yêu cầu có đối tượng chỉ định: Trong dạng này, chủ ngữ ngầm hiểu là người nghe, nhưng nếu muốn chỉ định rõ đối tượng, cần nêu rõ trong câu.
- Ví dụ: Students from class 9B, go to class. (Học sinh lớp 9A, đi vào lớp học.)
Câu mệnh lệnh, yêu cầu với từ “do”: Sử dụng từ “do” để nhấn mạnh yêu cầu.
- Ví dụ: Do make sure you are prepared for tomorrow’s test. (Hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho bài kiểm tra ngày mai.)
Câu mệnh lệnh, yêu cầu với từ “please”: Các câu sử dụng “please” thường mang ý nghĩa lịch sự hơn, giúp giảm bớt cảm giác áp đặt.
- Ví dụ: Please lend me your car so I can go to work. (Làm ơn cho tôi mượn xe để tôi đi có việc.)
Câu mệnh lệnh, yêu cầu dạng nghi vấn/ câu hỏi: Để tránh tạo áp lực, người ta thường chuyển yêu cầu thành câu hỏi, sử dụng các động từ tình thái như: Can, May, Could hoặc trợ động từ Would, Will…
- Ví dụ: Can you introduce me to the university of mining and geology? (Bạn có thể giới thiệu cho tôi về trường đại học mỏ địa chất không?)
Câu mệnh lệnh ở dạng phủ định: Dạng này tương tự câu mệnh lệnh thông thường nhưng thêm “don’t” để ngăn người nghe thực hiện hành động nào đó.
- Ví dụ: Don’t forget to bring money to pay tuition. (Đừng quên mang tiền đi đóng học phí nhé.)
2. Câu mệnh lệnh gián tiếp
Dạng khẳng định: Là câu tường thuật mang ý nghĩa yêu cầu hoặc ra lệnh, thường được sử dụng với các động từ như: ask, tell, order,…
Cấu trúc:
S + ask/ order/ tell + O + to V
Ví dụ: My father told me to work hard. (Bố tôi bảo tôi phải làm việc chăm chỉ.)
Dạng phủ định: Diễn tả yêu cầu không muốn người nghe thực hiện một hành động nào đó.
Cấu trúc:
S + ask/ order/ tell + O + not + to V
Ví dụ: My family told me not to play too much. (Gia đình tôi bảo không được chơi bời quá mức.)
3. Câu mệnh lệnh với “let”
Câu mệnh lệnh với “let” là dạng chúng ta thường xuyên bắt gặp, sử dụng khi tân ngữ được yêu cầu mệnh lệnh chứ không phải người nghe mà là một người khác.
Cấu trúc dạng khẳng định:
Let + O + V
- Ví dụ: Let us teach you how to get rich. (Hãy để chúng tôi dạy bạn cách làm giàu.)
Cấu trúc dạng phủ định:
Let + O + not + V
- Ví dụ: Let him not play video games too much. (Đừng để thằng bé chơi điện tử quá nhiều.)
Lưu ý: Dạng phủ định này ít được dùng trong văn phong hiện đại.
Cấu trúc câu mệnh lệnh trong tiếng Anh

1. Cấu trúc ở ngôi thứ nhất
Dùng để yêu cầu hay thuyết phục người nghe thực hiện một hành động.
Cấu trúc câu khẳng định:
Let us/ Let’s + V_(infi)
- Ví dụ: Let’s be together while we still can. (Chúng ta hãy ở bên nhau khi còn có thể)
Cấu trúc câu phủ định:
Let us/ Let’s + not + V_(inf)
- Ví dụ: Let’s not trust strangers. (Chúng ta hãy đừng tin tưởng người lạ.)
2. Cấu trúc ở ngôi thứ hai
Ở ngôi thứ hai, chủ ngữ hầu như không được đề cập đến nhưng có thể đi với danh từ ở cuối câu.
Cấu trúc khẳng định: V_(inf)
Cấu trúc phủ định: not + V_(inf)
- Ví dụ: Sit down! Linda (Ngồi xuống! Linda), Don’t worry! (Đừng lo lắng)
3. Cấu trúc ở ngôi thứ ba
Cấu trúc khẳng định:
Let + Object + V_(inf)
- Ví dụ: Let me introduce my house. (Hãy để tôi giới thiệu về ngôi nhà mình.)
Cấu trúc phủ định:
Let + Object + not + V_(Inf)
- Ví dụ: Let him not watch too many movies. (Đừng để anh ấy xem phim quá nhiều.)
Các câu mệnh lệnh thường gặp trong tiếng Anh
- Come in (Mời vào)
- Don’t be afraid (Đừng sợ)
- Don’t let me down (Đừng làm tôi thất vọng)
- Take care. (Bảo trọng)
- Calm down (Bình tĩnh)
- Come in (Mời vào)
- Shut up (Câm miệng)
- Keep silent (Giữ im lặng)
- Take care (Bảo trọng)
- Stand up (Đứng lên)
- Sit down (Ngồi xuống)
- Calm down (Bình tĩnh lại)
Lưu ý khi sử dụng câu mệnh lệnh
1. Lựa chọn từ ngữ phù hợp
Để câu mệnh lệnh trở nên hiệu quả, hãy sử dụng từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh. Những từ như kindly (vui lòng), please (làm ơn), gently (nhẹ nhàng), quickly (nhanh chóng),… có thể giúp lời nói trở nên lịch sự và tôn trọng hơn đối với người nghe.
2. Kết hợp giọng nói và cử chỉ
Không chỉ từ ngữ, giọng nói và cử chỉ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt câu mệnh lệnh. Nếu muốn yêu cầu một hành động, hãy thể hiện sự tự tin và dứt khoát. Ngược lại, nếu cần nhờ vả, hãy sử dụng giọng điệu nhẹ nhàng, kết hợp với thái độ thân thiện để tạo sự thoải mái cho đối phương.
3. Dùng câu hỏi thay cho mệnh lệnh trực tiếp
Để thể hiện sự lịch sự, thay vì ra lệnh trực tiếp, bạn có thể chuyển câu mệnh lệnh thành dạng câu hỏi.
Ví dụ: Can you please get me my car keys? (Bạn có thể làm ơn lấy giúp tôi chìa khóa xe được không?) nghe nhẹ nhàng hơn so với “Get the car keys.” (Lấy giúp chìa khóa xe.)
4. Sử dụng câu mệnh lệnh đúng lúc, đúng cách
Câu mệnh lệnh không nên lạm dụng quá mức. Hãy cân nhắc ngữ cảnh và tần suất sử dụng để tránh gây khó chịu cho người khác. Nếu liên tục yêu cầu hoặc chỉ thị, bạn có thể khiến người nghe cảm thấy bị áp lực và không hợp tác.
Mẹo nhỏ: Hiểu rõ ngữ cảnh và thái độ người đối diện sẽ giúp bạn lựa chọn cách giao tiếp phù hợp, tăng hiệu quả trong việc truyền đạt.
Bài tập về câu mệnh lệnh
Bài tập 1: Điền từ còn thiếu trong các câu mệnh lệnh sau.
- _______ the door, please. (Đóng cửa lại, làm ơn.)
- _______ your hand. (Giơ tay lên.)
- _______ your homework. (Làm bài tập về nhà.)
- _______ to the teacher. (Nghe cô giáo.)
- _______ quiet, please. (Hãy giữ trật tự, làm ơn.)
Bài tập 2: Chọn câu mệnh lệnh đúng.
1. Bạn muốn yêu cầu ai đó mở cửa:
A. Open the door.
B. Close the door.
2. Bạn muốn bảo ai đó ngồi xuống:
A. Stand up.
B. Sit down.
3. Bạn muốn bảo ai đó dừng lại:
A. Stop.
B. Go.
Bài tập 3: Sắp xếp từ thành câu mệnh lệnh.
- please / the / open / window /.
- homework / your / finish /.
- to / go / school /.
- be / late / don’t /.
- help / me / please /.
Bài tập 4: Đổi câu mệnh lệnh sau thành câu phủ định.
- Open the book. → ________
- Stand up. → ________
- Run fast. → ________
- Eat the candy. → ________
- Turn off the light. → ________
Đáp án
Bài tập 1:
- Close the door, please.
- Raise your hand.
- Do your homework.
- Listen to the teacher.
- Be quiet, please.
Bài tập 2:
- A. Open the door.
- B. Sit down.
- A. Stop.
Bài tập 3:
- Open the window, please.
- Finish your homework.
- Go to school.
- Don’t be late.
- Help me, please.
Bài tập 4:
- Open the book. → Don’t open the book.
- Stand up. → Don’t stand up.
- Run fast. → Don’t run fast.
- Eat the candy. → Don’t eat the candy.
- Turn off the light. → Don’t turn off the light
Tìm hiểu thêm: