Cách chia động từ là một trong những kiến thức ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh. Bạn cần hiểu rõ và nắm vững kiến thức này để không bị mắc sai lầm khi làm bài tập cũng như thi cử. Ngoài ra, việc hiểu rõ cấu trúc và ngữ pháp này sẽ giúp bạn hiểu đúng ý nghĩa của câu nói và ý của người khác muốn truyền tải. Cùng American Links đi tìm hiểu bài viết này để áp dụng vào việc học tiếng Anh cho hiệu quả nhé!
Mục lục bài viết
Sơ lược về động từ trong tiếng Anh
Động từ trong tiếng Anh (Verb) là thành phần quan trọng để tạo nên một câu văn hoàn chỉnh. Dùng để diễn tả hành động, trạng thái của còn người, sự vật và sự việc.
Ví dụ:
- July is watching TV. (July đang xem tivi)
- He often plays volleyball in him free time. (Cô ấy thường chơi bóng chuyền vào thời gian rảnh rỗi)

Các loại động từ trong tiếng Anh
1. Nội động từ
Nội động từ (Intransitive Verb) trong tiếng Anh là một loại động từ diễn tả một hành động, trạng thái hay quá trình xảy ra mà không cần một người hay một vật tiếp nhận hành động. Chính vì bản thân nội động từ đã mang đầy đủ ý nghĩa nên phía sau nó sẽ không cần tân ngữ theo kèm.
Cấu trúc:
Subject + Intransitive Verb
Ví dụ:
- He sings. (Anh ấy hát.)
“sings” là nội động từ. Vì vậy, không cần đối tượng ở sau để hoàn thành ý nghĩa.
- The swimming ducks (Những con vịt bơi.)
“Swimming” là nội động từ, vì nó diễn tả hành động bơi mà không cần có đối tượng theo sau.
Lưu ý: Nếu một câu chỉ có duy nhất một nội động từ mà không có đối tượng nào theo kèm (tân ngữ) thì nó sẽ không chia được ở thể bị động.
Ví dụ: “The child sleeps.” (Đứa trẻ đang ngủ.) không thể chuyển thành “The child is slept” (Đứa trẻ bị ngủ) vì “sleep” là nội động từ nên không thể chuyển thành dạng bị động.
2. Ngoại động từ
Ngoại động từ (Transitive Verb) trong tiếng Anh diễn tả một hành động có sự tác động lên một đối tượng (người / vật). Để câu hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa đòi hỏi phải có một tân ngữ trực tiếp theo ở sau.
Cấu trúc:
Subject + Transitive Verb + Object
Ví dụ:
- She eats a banana. (Cô ấy ăn một quả chuối.)
“eats” là ngoại động từ và “a banana” là đối tượng chịu sự tác động của động từ.
- They built a villa. (Họ đã xây một căn biệt thự.)
“built” là ngoại động từ và “a villa” là đối tượng nhận hành động của động từ.
3. Động từ thường và động từ đặc biệt
Động từ thường trong tiếng Anh là các từ được tạo ra từ hành động của con người, sự vật, hiện tượng và được sử dụng để diễn tả hình động chính của câu.
Ví dụ: read (đọc), speak (nói), eat (ăn), look (nhìn), run (chạy), watch (xem),…
Động từ đặc biệt được chia làm 3 loại:
- Động từ to be (is, am, are)
- Trợ động từ (have, do, does, did,…) được dùng trong câu khi muốn thể hiện rõ nghĩa hơn và đúng ngữ pháp.
- Động từ khuyết thiếu: can, could, must, shall, may, might, ought to, will,… (Lưu ý: Đằng sau động từ khuyết thiếu phải có một động từ thường đi theo ở dạng nguyên mẫu.)
Cách chia động từ trong tiếng Anh

1. Cách chia động từ theo ngôi chủ ngữ
Các bạn xem chi tiết bảng dưới đây:
Ngôi chủ ngữ | Chủ ngữ | Cách chia động từ | |
Động từ tobe | Ngôi thứ nhất số ít | I | Am / was |
Ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và thứ ba số nhiều | You, We, They | Are / were | |
Ngôi thứ ba số ít | He, She, It | Is / was | |
Động từ thường | Ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và thứ ba số nhiều | I, You, We, They | Động từ nguyên thể |
Ngôi thứ ba số ít | He, She, It | Động từ nguyên thể thêm đuôi “-s” hoặc “-es” |
Ví dụ:
- I am a teacher. (Mình là một giáo.)
→ Động từ tobe “am” chia theo chủ ngữ ở ngôi thứ nhất “I” (thì hiện tại). - They were at the company. (Họ đã ở công ty.)
→ Động từ tobe “were” chia theo chủ ngữ ở ngôi thứ ba số nhiều “they” (thì quá khứ). - We dance. (Chúng tôi nhảy nhót.)
→ Động từ “dance” ở dạng nguyên thể vì chủ ngữ ở ngôi thứ nhất số nhiều “we” (thì hiện tại). - She talks to me. (Cô ấy nói chuyện với tôi.)
→ Động từ “talk” thêm đuôi “-s” vì chủ ngữ ở ngôi thứ ba số ít “she” (thì hiện tại).
2. Cách chia động từ theo thì
Chúng ta có tổng cộng 12 thì trong tiếng Anh. Sau đây là bảng tổng hợp cách chia động từ của 12 thì trong tiếng Anh:
THÌ | Hiện tại | Quá khứ | Tương lai |
Đơn | S + V (s/es) + O S + am/is/are + O | S + V-ed/P2 S + was/were + O | S + will/shall + V-inf S + will/shall + be + O |
Tiếp diễn | S + am/is/are + V-ing | S + was/were + V-ing + O | S + shall/will + be + V-ing + O |
Hoàn thành | S + have/has + PP + O | S + had + PP + O | S + shall/will + have + PP |
Hoàn thành tiếp diễn | S + have/has + been + V-ing + O | S + had been + V-ing + O | S + shall/will + have been + V-ing + O |
2.1 Thì hiện tại đơn
Khi chia động từ luôn luôn phải kết hợp với ngôi của chủ ngữ. Như đã nói ở phần trên “chia động từ theo ngôi”, ta có công thức S + V-inf + O. Trong trường hợp chủ ngữ ở ngôi thứ 3 số ít thì ta thêm hậu tố “-s” hoặc “-es” vào sau động từ. Động từ “to be” chia như ở phần trên.
Cấu trúc:
S + V (s/es) + O
S + am/is/are + O
Ví dụ:
- John loves music. (Selena Gomez yêu âm nhạc).
- He is a famous painter. (Anh ấy là một họa sĩ nổi tiếng).
Tìm hiểu thêm về: Thì hiện tại đơn
2.2 Thì quá khứ đơn
Khi bạn chia động từ ở thì quá khứ đơn, bạn thêm hậu tố “-ed” vào sau động từ nguyên mẫu. Nếu động từ có tận cùng là “-e”, thì bạn chỉ cần thêm “-d”. Nếu động từ có tận cùng là “–y”, bạn loại bỏ “-y” và thêm “–ied”.
Cấu trúc:
S + V-ed/P2
S + was/were + O
Ví dụ:
- She drank up the glass of smoothies. (Cô ấy uống hết ly sinh tố)
- She walked past me as I was invisible. (Cô ấy đi ngang qua tôi như thể tôi vô hình).
2.3 Thì tương lai đơn
Thì tương lai đơn sử dụng để mô tả một sự việc chưa diễn ra. Chúng ta dùng thì này khi nói về một hành động hay một tình huống sẽ bắt đầu và kết thúc ở tương lai.
Cấu trúc:
S + will/shall + V-inf
S + will/shall + be + O
Ví dụ:
- I will go to Japan this winter.. (Mùa đông này tôi sẽ đi Nhật).
- He won’t be home until 9pm. (Phải 9 giờ tối anh ấy mới về nhà).
2.4 Thì hiện tại tiếp diễn
Thì hiện tại tiếp diễn sử dụng để miêu tả một hành động hay sự việc đang diễn ra ngay tại thời điểm nói và tiếp tục diễn ra trong tương lai. Hiện tại tiếp diễn cũng được dùng để miêu tả một sự việc sắp diễn ra trong tương lai gần.
Cấu trúc:
S + am/is/are + V-ing
Ví dụ:
- I am studying for the exam now. (Giờ tôi đang ôn thi.)
- He is cleaning the house to welcome guests. (Anh ấy đang dọn nhà để đón khách.)
2.5 Thì quá khứ tiếp diễn
Thì quá khứ tiếp diễn sử dụng để diễn tả một hành động đang diễn ra tại một thời điểm ở trong quá khứ. Thì quá khứ tiếp diễn thường đi với thì quá khứ đơn, để diễn tả một sự việc đang diễn ra thì một hành động khác xuất hiện.
S + was/were + V-ing + O
Ví dụ:
- I was sleeping when he came home.. (Tôi đang ngủ thì anh ấy về)
- They were playing when their parents came home. (Chúng đang nghịch thì bố mẹ chúng về)
2.6 Thì tương lai tiếp diễn
Thì tương lai tiếp diễn sử dụng để diễn tả một sự việc hay một hành động sẽ xảy ra và kéo dài trong tương lai.
Cấu trúc:
S + shall/will + be + V-ing + O
Ví dụ:
- I will be studying all night.(Tôi sẽ học bài cả đêm).
- They will be promoting me to president on Monday. (Thứ Hai này họ sẽ thăng chức cho tôi thành chủ tịch).
2.7 Thì hiện tại hoàn thành
Thì hiện tại hoàn thành sử dụng để diễn tả một sự việc hay một hành động bắt đầu ở trong quá khứ, đến thời điểm hiện tại thì đã hoàn thành, nhưng lại không nói rõ cụ thể thời gian. Chúng ta cần nắm vững cách chia động từ đối với thì hiện tại hoàn thành, tại vì nó rất thông dụng.
Cấu trúc:
S + have/has + PP + O
Ví dụ:
- She has visited her grandparents twice this year. (Năm nay cô ấy đã đến thăm ông bà hai lần)
- I have finished my homework. (Tôi đã hoàn thành bài tập về nhà rồi).
2.8 Thì quá khứ hoàn thành
Thì quá khứ hoàn thành sử dụng để miêu tả một hành động hay một sự việc đã diễn ra và kết thúc ở trong quá khứ. Đôi khi nó dùng để diễn đạt một hành động hay một sự việc đã diễn ra trước một hành động khác ở trong quá khứ.
Cấu trúc:
S + had + PP + O
Ví dụ: He had left home before I arrived. (Anh ấy đã rời khỏi nhà trước khi tôi đến.)
2.9 Thì tương lai hoàn thành
Thì tương lai hoàn thành sử dụng để diễn tả một hành động sẽ xảy ra và hoàn thành trước một thời điểm cụ thể ở trong tương lai hay trước một hành động khác ở trong tương lai.
Cấu trúc:
S + shall/will + have + PP
Ví dụ:
- I will have been here for seven months on July 14rd. (Tính đến ngày 14/7 thì tôi sẽ ở đây được 7 tháng).
- By next week, I will have finished my homework. (Đến tuần tới, tôi sẽ hoàn thành bài tập của mình.)
2.10 Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn sử dụng để miêu tả hành động hay sự việc đã bắt đầu ở trong quá khứ, tiếp tục đến hiện tại và có thể tiếp tục kéo dài đến tương lai.
Cấu trúc:
S + have/has + been + V-ing + O
Ví dụ: I have been waiting here for 3 hours. (Tôi đã đợi ở đây suốt 3 tiếng rồi)….(có khả năng vẫn tiếp tục phải đợi)
2.11 Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn sử dụng để miêu tả một sự việc hay một hành động xảy ra liên tục trong quá khứ, nhưng kết thúc trước một hành động hay sự việc khác ở trong quá khứ. Ngoài ra, nó dùng để mô tả trật tự xuất hiện của các hành động ở trong quá khứ.
Cấu trúc:
S + had been + V-ing + O
Ví dụ:
Ví dụ: She had been working all day before she felt tired. (Cô ấy đã làm việc cả ngày trước khi cảm thấy mệt mỏi.)
2.12 Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn sử dụng để miêu tả một hành động hay một sự việc sẽ xảy ra và kéo dài ở trong tương lai, kết thúc trước một thời điểm nào đó hay trước một hành động, sự việc khác.
Thì này rất ít khi được dùng vì khá là khó, nhưng nếu bạn là một người chuyên ngôn ngữ Anh thì bạn nên tìm hiểu về nó vì có thể xuất hiện trong kỳ thi.
Cấu trúc:
S + shall/will + have been + V-ing + O
Ví dụ: Next week, I shall have been following a diet for tow months. (Từ tuần tới, tôi sẽ bắt đầu ăn kiêng trong vòng 2 tháng).
3. Cách chia động từ theo dạng
Một động từ trong tiếng Anh thường có 3 dạng:
- Dạng nguyên mẫu không “to”
- Dạng nguyên mẫu có “to”
- Dạng thêm “-ing”
Trong một câu có thể có một hay nhiều động từ. Nhưng chỉ có động từ chính đứng ở sau chủ từ mới được chia theo thì, còn những động từ khác đi theo sau động từ chính sẽ được chia theo dạng. Vậy nên, khi chia động từ ở trong tiếng Anh còn phải phụ thuộc vào vị trí của động từ.
Chúng ta thường hay gọi V1 là động từ chính, V2 là động từ phụ.
Cấu trúc 1:
V1 + O + to V2-inf /V2-ing
Ví dụ:
- I asked him to read it out loud. (Tôi yêu cầu anh ấy đọc to nó lên). – Trong ví dụ này, “ask” là V1 nên được chia ở thì (quá khứ đơn). “Read” là V2 nên được chia ở dạng (nguyên mẫu có “to”).
- I saw her stealing the money. (Tôi thấy cô ấy ăn cắp tiền). – Trong ví dụ này, “see” là V1 nên được chia ở thì (quá khứ đơn). “Steal” là V2 nên được chia ở dạng (thêm –ing).
See là một động từ tri nhận (động từ giác quan), sử dụng mô tả nhận thức của con người khi dùng các giác quan. Các động từ tri nhận phổ biến là: see, notice, feel, touch, taste, watch, listen, hear, smell,… Theo sau động từ tri nhận, ta sử dụng V-ing.
Ví dụ: I heard the girl calling his dad. (Tôi nghe thấy cô gái gọi bố anh ấy).
Tuy nhiên, nếu V2 chỉ một hành động đã hoàn thành trong quá khứ, bạn có thể chia ở dạng V-inf.
Ví dụ: I heard the girl call hers dad last night. (Tối qua tôi nghe thấy cô gái gọi bố.)
Cấu trúc 2:
V1 + to V2-inf
Khi có 2 động từ đứng gần nhau mà không có tân ngữ, thì động từ phụ sẽ được chia ở dạng nguyên mẫu có “to”.
Ví dụ:
- I want hers to say no. (Tôi muốn cô ấy từ chối).
- They promised to come back. (Họ đã hứa sẽ quay lại).
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến các động từ đặc biệt, theo sau nó có thể là “to V” hoặc “V-ing” tùy thuộc vào ý nghĩa của câu. Các động từ này gồm: stop, want, regret, remember, forget, try, mean, need, go on,…
Ví dụ:
- I stopped singing for a bit. (Tôi ngừng hát một chút.) – Stop + V-ing: ngừng một việc đang làm.
- I stopped to throw it in the bin. (Tôi dừng lại để vứt nó vào thùng rác). – Stop + to V-inf: Dừng một việc đang làm để làm một việc khác.
- Remember to lock the door. (Nhớ khóa cửa đấy) – Remember + to V-inf: Nhớ phải làm một việc gì đó. Lúc này, “remember” là động từ đứng ở đầu câu, có vai trò là động từ mệnh lệnh.
- I remember locking the door. (Tôi nhớ đã làm khóa cửa rồi) – Remember + V-ing: Nhớ đã làm một việc nào đó rồi.
Có các cụm động từ đi kèm với giới từ trong tiếng Anh, theo sau luôn là V-ing, bao gồm: look forward to, be/get used to, be accustomed to, confess to…
Ví dụ:
I looking forward to receiving your call. (Tôi chờ nhận được cuộc gọi của bạn) – Ở ví dụ này, “look forward to” là V1 nên được chia ở thì (hiện tại tiếp diễn), “hear” là V2 nên được chia ở dạng (V-ing).
I am accustomed to living on my own. (Tôi đã quen với việc sống một mình). – Ở ví dụ này, “be accustomed to” là V1 nên được chia ở thì (hiện tại tiếp diễn), “live” là V2 nên được chia ở dạng (V-ing).
Bài tập luyện tập về chia động từ trong tiếng Anh
1. He is _____ (do) her homework
2. She _____ (want) a car next year.
3. My grandparents will _____ (buy) a new home that is larger than our current one.
4. My brother has _____ (give) birth to three babies for two months.
5. You _______ (wake up) early you can get more done.
6. We usually _____ (clean) our house on weekends.
7. She doesn’t _____ (listen) to music while at work.
8. The teen don’t _____ (like) going to school.
9. My brother is _____ (play) chess.
10. I _____ (call) my best friend to tell him what I just encountered.
Đáp án
1. Doing | 2. Wants | 3. Buy | 4. Given | 5. Wake up |
6. Clean | 7. Listen | 8. Like | 9. Playing | 10. Called |
Lời kết
Trên đây là ba cách chia động từ trong tiếng Anh, vốn rất phức tạp và khó nhớ. Mỗi thì lại đi kèm với vô số quy tắc riêng biệt. Vì vậy, bài viết này chính là một bài viết tổng hợp toàn diện, giúp bạn ôn tập và so sánh cách sử dụng thì cũng như cách chia động từ. Qua đây, bạn sẽ nắm được điểm ngữ pháp quan trọng để trinh phục các dạng bài tập về chia động trong tiếng Anh từ cơ bản cho đến nâng cao nhé!
Chúc các bạn học tập hiệu quả!